Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Du lich Campuchia-Thai Lan

Thủ đô Phnôm Pênh
Thủ đô Phnôm Pênh hay Phnom Penh, còn gọi là Nam Vang, là thành phố lớn nhất, đông dân nhất và là thủ đô của Vương quốc Campuchia. Đây cũng là thủ phủ của thành phố trị Phnôm Pênh. Đã từng được biết đến như là "Hòn ngọc châu Á" thập niên 1920, cùng với Xiêm Riệp là thành phố thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế của Campuchia.
Các điểm du lịch ở thủ đô Phnom Penh:
• Cung điện Hoàng gia Campuchia:
Hoàng Cung ở Phnom Penh được xây dựng từ hơn một thế kỷ trước để phục vụ việc ăn ở, sinh hoạt của quốc vương, gia đình quốc vương và các quan khách nước ngoài, nơi đây còn là nơi diễn ra các cuộc thiết triều, các nghi thức ngoại giao và lễ nghi hoàng gia.

Trừ khu vực sinh sống của Hoàng gia (Cung điện Khemarin), các nơi khác trong Hoàng Cung và Chùa Bạc (nằm trong khu vực Hoàng Cung) được mở cửa cho du khách tham quan. Toàn bộ khu hoàng cung sẽ đóng cửa khi tổ chức các nghi thức ngoại giao hoặc ngày lễ truyền thống.Thông tin thêm: lối vào Hoàng Cung ở cổng trên đường Sothearos cách khoảng 100m về hướng Bắc đường 240. Hướng dẫn viên du lịch có sẵn tại quầy bán vé, phí hướng dẫn một lần tham quan cả Hoàng Cung và Chùa Bạc là 5 USD. Vé vào cửa: 3USD/ người, 2USD/ camera, 5USD/ video camera. Mở cửa hàng ngày từ 7:30-11:30/ 14:00-17:00.

• Chùa Bạc - Wat Preah Morakat:
còn được gọi là Chùa Bạc hay Chùa Phật ngọc lục bảo nằm trong quần thể của Cung điện Hoàng gia Campuchia. Chùa Bạc là một ngôi chùa nổi tiếng của Campuchia. Sở dĩ được gọi là Chùa Bạc vì ngôi chùa có đến 5329 miếng bạc lát trên nền nhà, mỗi miếng bạc đều làm thủ công và có trọng lượng 1,125 g. Ngôi chùa là nơi lưu giữ bảo vật tôn giáo hơn 1650 đồ vật có giá trị của Phật giáo Campuchia.

• Bảo tàng Quốc gia Phnom Penh:

là bảo tàng khảo cổ và văn lịch sử hàng đầu của Campuchia. Ở đây có các hiện vật là bộ sưu tập nghệ thuật Khmer lớn nhất thế giới dù cho trung tâm lịch sử của Khmer có xu hướng bị che khuất bởi quần thể Angkor và các bảo tàng liên quan ở Xiêm Riệp. Bảo tàng được xây năm 1917-1920 bởi chính quyền thực dân Pháp theo phong cách kiến trúc Kmer với ảnh hưởng của kiến trúc Pháp.
Hành trang khi du lịch Thái Lan

Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng đạo Phật - tôn giáo chính thức ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác. Vì vậy khi đến tham quan du lịch đất nước này du khách cũng nên ghi nhớ một vài điều để chuyến đi không bị mất vui vì những điều tưởng như rất nhỏ nhặt.

1. Ăn mặc:

Vào mùa hè, nhiệt độ trung bình ở Thái Lan từ 28 - 350C. Vì vậy, thời điểm này du lịch sang Thái du khách chỉ nên sử dụng giày dép bình thường - thấp để tiện vận động và đi lại. Thời tiết nóng nực, áo quần nên lựa chọn những trang phục thoáng mát. 

Nên ăn mặc lịch sự và gọn gàng ở những nơi linh thiêng như chùa chiền, nhà thờ, tượng phật... Không trang điểm quá đậm khi đến những nơi thờ cúng. 

Không nên mang giày dép vào bên trong những nơi có hình ảnh Đức phật.

2. Giao tiếp: 


- Nên tỏ thái độ kính trọng đối với nhà vua, nữ hoàng và hoàng gia Thái Lan vì đó là những người mà người Thái rất tôn sùng.

- Không nên leo trèo lên bất kỳ tượng Phật nào. Những hành động xúc phạm đến tín ngưỡng có thể bị phạt tù, không loại trừ cả đối với du khách nước ngoài

- Nếu bạn là phụ nữ, không nên chạm vào người của nhà sư. Nếu một người phụ nữ muốn đưa vật gì đó cho nhà sư, họ phải đưa một người đàn ông.

- Không nên chạm vào đầu của một người nào đó hay dùng chân để chạm vào người họ hay bất kỳ một vật gì vì người Thái cho rằng "đầu" là bộ phận quý giá nhất trong cơ thể người. Không được dùng chân để chỉ vật gì hay chạm vào thân thể người khác vì điều này bị xem là thô lỗ.

- Khi ngồi tréo chân nhất thiết không được để chân hướng về phía ai đó, đặc biệt là tượng Phật hay ảnh vua. 

- Trước khi bước vào nhà người Thái, du khách phải bỏ giày dép ra.

- Không nên biểu lộ tình cảm nam nữ ở những nơi công cộng.

- Không nên bỏ tàn thuốc hoặc kẹo cao su ra những nơi công cộng.

3. Tiền boa

Mặc dù tiền tip không phải bắt buộc cũng không phải thông dụng lắm nhưng những người phục vụ bạn sẽ rất vui và tôn trọng bạn nếu bạn thưởng cho họ một ít tiền nào đó lúc chia tay.

Tuy nhiên nếu đặt chân đến Thái mà vẫn không nhớ được những điều trên thì mỗi du khách vẫn sẽ đựoc Bộ Văn hóa Thái Lan sẽ phát mỗi người một tập sách nhỏ hướng dẫn 10 điều "Nên và không nên làm" nhằm giúp du khách thông hiểu và tránh phạm phải những điều được xem là cấm kỵ tại vương quốc này.

4. Đi lại:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét